Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Lệnh cấm nhập khẩu uranium của Nga 'gây bão' trên thị trường năng lượng
    Tin Việt Nam
Lãnh đạo Việt Nam gửi điện thăm hỏi Campuchia sau vụ nổ kho đạn
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ đồng
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Y Học
Cha đẻ của thuốc kháng sinh thay đổi nền y học nhờ đãng trí
"Đôi khi người ta phát hiện ra thứ mà mình không tìm kiếm", Alexander Fleming thản nhiên nói về việc tìm ra penicillin, "phương thuốc kỳ diệu" của nhân loại.

 


Một cách tình cờ, hành trình khám phá thuốc kháng sinh đầu tiên trên thế giới bắt đầu bằng một chiếc đĩa cấy vi khuẩn bị mốc và từ đó mang đến phương pháp điều trị cho các bệnh nghiêm trọng gây chết người.

 

Theo Healio, vào năm 1927, Alexander Fleming, nhà khoa học Scotland đang phân tích vi khuẩn tụ cầu tại phòng thí nghiệm Khoa Tiêm chủng thuộc Bệnh viện St. Mary, London (Anh). Trước đó, ông đã nổi tiếng nhờ tìm ra lysozyme và được coi là nhà nghiên cứu xuất sắc.

 

Tính tình bất cẩn và đãng trí, Fleming thường xuyên để phòng thí nghiệm bừa bộn. Trước kỳ nghỉ hè năm 1928, ông chỉ xếp chồng các mẻ cấy vi khuẩn tụ cầu lên băng ghế trong góc phòng thí nghiệm mà không hề dọn dẹp. Trở về, nhà khoa học phát hiện một mẻ bị mốc. Sau khi kiểm tra dưới kính hiển vi, Fleming nhận thấy mốc đã ngăn cản sự sinh sôi của vi khuẩn khiến chúng "trở nên trong suốt và giảm dần rõ rệt". 

 

cha-de-cua-thuoc-khang-sinh-thay-doi-nen-y-hoc-nho-dang-tri




Alexander Fleming trong phòng thí nghiệm. Ảnh: loc.gov.

 

"Thật buồn cười", Fleming nhận xét về hiện tượng mình chứng kiến. Nhà khoa học mất vài tuần nữa để nuôi thêm mốc. Ông xác định nấm mốc thuộc họ Penicillium rồi đặt tên cho chất nó tiết ra là penicillin vào ngày 7/3/1929. Fleming ghi nhận penicillin tác động đến các loại vi khuẩn như tụ cầu cùng nhiều mầm bệnh gram dương dẫn đến ban đỏ, viêm phổi, viêm màng não, bạch cầu nhưng không tiêu diệt được mầm bệnh gram âm trừ Neisseria gonorrhoeae gây bệnh lậu.

 

Fleming đi đến kết luận khiến giới y học chấn động: Một vài yếu tố trong penicillin không chỉ ức chế sự tăng trưởng của vi khuẩn mà, quan trọng hơn, còn chống lại các bệnh truyền nhiễm. "Khi tỉnh dậy vào sáng sớm ngày 28/9/2918, tôi hoàn toàn không có ý định tạo nên một cuộc cách mạng bằng việc khám phá ra thuốc kháng sinh hay chất giết vi khuẩn đầu tiên trên thế giới", ông kể về bước ngoặt cuộc đời. "Nhưng hình như đó chính xác là những gì tôi vừa làm". 

 

Fleming công bố khám phá của mình vào năm 1929 trên tờ British Journal of Experimental Pathology nhưng không gây được chú ý. Ông tiếp tục nghiên cứu song việc nuôi cấy, chiết tách rất khó khăn. Bên cạnh đó, khả năng điều trị vết thương nhiễm trùng của penicillin thô tương đối hạn chế và nhà khoa học bị thuyết phục rằng penicillin không tồn tại trong cơ thể đủ lâu để diệt vi khuẩn hiệu quả. Fleming theo đuổi công trình này đến năm 1940 rồi quyết bỏ dở nhằm kêu gọi các nhà hóa học đủ tay nghề vào cuộc.

 

Ít lâu sau, dưới sự hỗ trợ của Chính phủ Anh, Mỹ cùng những phát hiện của Fleming, Howard Florey và Ernst Boris Chain tại Bệnh viện Radcliffe, Oxford tinh chế thành công penicillin. Tháng 3/1942, Anne Miller trở thành công dân đầu tiên được chữa khỏi bệnh nhờ thuốc kháng sinh. Penicillin được sản xuất đại trà sau trận Trân Châu Cảng, đến năm 1944 đã đủ dùng cho tất cả binh lính phe Đồng minh bị thương. Nhờ đó, tỷ lệ tử vong do viêm phổi vi khuẩn giảm từ 18% trong Thế chiến thứ Nhất xuống dưới 1% trong Thế chiến thứ Hai. Giai đoạn cuối chiến tranh, các công ty dược phẩm Mỹ sản xuất 650 tỷ đơn vị penicillin mỗi tháng.

 

cha-de-cua-thuoc-khang-sinh-thay-doi-nen-y-hoc-nho-dang-tri-1




Phòng thí nghiệm nơi Fleming tìm ra penicillin giờ trở thành bảo tàng. Ảnh: visitengland.

 

Từ năm 1941, giới khoa học quay lại, tìm đọc các bài viết của Alexander Fleming và công nhận ông là người phát hiện penicillin. Năm 1945, Fleming, Florey, Chain cùng nhận giải Nobel Y học. "Đôi khi người ta lại tìm ra thứ mà mình không hề trông chờ", cha đẻ thuốc kháng sinh thản nhiên bình luận. Đồng thời, ông lên tiếng cảnh báo lạm dụng penicillin có thể khiến vi khuẩn kháng thuốc,

 

Ngày nay, phòng thí nghiệm nơi Fleming nghiên cứu penicillin được lưu giữ thành bảo tàng. Công trình từ một lần đãng trí của ông đã thay đổi thế giới một cách đáng kinh ngạc và cho đến nay, vẫn tồn tại như "phương thuốc kỳ diệu".
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    AstraZeneca lần đầu thừa nhận vắc xin COVID-19 gây đông máu (03-05-2024)
    AstraZeneca thừa nhận vaccine COVID-19 gây đông máu, Bộ Y tế nói gì? (03-05-2024)
    Vụ nôn ói sau ăn bánh mì: Chủ tiệm xài ké giấy phép kinh doanh (03-05-2024)
    Hơn 70 người nhập viện nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mì ở Đồng Nai (01-05-2024)
    Mỹ lần đầu ghi nhận cá heo nhiễm cúm gia cầm độc lực cao (30-04-2024)
    Những thói quen xấu gây hại dạ dày người Việt hay mắc phải (20-04-2024)
    Bernard Healthcare đón tiếp chuyên gia ung thư Mỹ, tiếp tục mở rộng hợp tác quốc tế (09-04-2024)
    Vì sao tỷ lệ hiến mô, tạng tại Việt Nam rất thấp và không tăng 10 năm qua? (08-04-2024)
    Nhiều dịch bệnh truyền nhiễm có số mắc cao, Hà Nội yêu cầu giám sát chặt (08-04-2024)
    Ấn Độ ra mắt liệu pháp tế bào CAR-T bản địa đầu tiên để điều trị ung thư (04-04-2024)
    Nữ nhân viên y tế của Bệnh viện E bị chết não, hiến toàn bộ tạng cứu người (04-04-2024)
    Chụp X-quang phát hiện nhiều người trẻ phổi trắng xóa, nguyên nhân vì đâu? (02-04-2024)
    Hàn Quốc: Bác sỹ cấp cao tại các bệnh viện lớn sẽ giảm thời gian làm việc (31-03-2024)
    Bộ Y tế thông tin về ca mắc cúm A/H5N1 tử vong (25-03-2024)
    Người bị nhiễm cúm A/H5N1 thường tử vong với tỷ lệ cao, Bộ Y tế khuyến cáo 5 biện pháp phòng, chống (24-03-2024)
    Tắm 3 kiểu này 'mạng sống mỏng hơn giấy' (17-03-2024)
    Chi trăm triệu đồng sinh con đầu lòng (15-03-2024)
    Em bé thứ hai của Việt Nam được sửa tim bào thai chào đời khỏe mạnh (29-02-2024)
    Hai ca nghi nhiễm chất cực độc ở TP.HCM ăn gì trước khi nhập viện? (22-02-2024)
    Loài cây mọc hoang nay 'lên đời' thành cây dược liệu giúp người trồng kiếm hàng trăm triệu (18-02-2024)

Các bài viết cũ:
    Điều gì xảy ra khi thận ngừng hoạt động (08-04-2016)
    Con người đã biết gì về Zika (06-04-2016)
    5 thủ phạm lén lút gây ung thư (04-04-2016)
    Axit hủy hoại cơ thể con người ra sao (01-04-2016)
    8 bệnh tình dục nguy hiểm (31-03-2016)
    Dấu hiệu sớm ung thư vú (28-03-2016)
    Muốn sống lâu hãy ăn như người Nhật (27-03-2016)
    Phụ nữ dễ tử vong vì đau tim hơn nam giới (26-03-2016)
    Kết cục bi thảm của BS kêu gọi đồng nghiệp 'rửa tay cứu người' (25-03-2016)
    6 bệnh gây tử vong sớm ở phụ nữ (24-03-2016)
    Sự thật cần biết về 'hormone tình yêu' (23-03-2016)
    8 thắc mắc phổ biến về bệnh ung thư (21-03-2016)
    Viagra từ tự nhiên dành cho đàn ông (19-03-2016)
    Phục hồi và tăng cường sinh lý nữ (17-03-2016)
    5 cách giảm cân trong giấc ngủ (15-03-2016)
    Ngủ kém có thể dẫn đến ung thư (14-03-2016)
    Những căn bệnh di truyền tồi tệ nhất (12-03-2016)
    Giấc mơ nói gì về sức khỏe của bạn (10-03-2016)
    Thuốc lá và những lợi ích không phải ai cũng biết (09-03-2016)
    Kiểm tra nốt ruồi để đoán nguy cơ ung thư da (08-03-2016)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152864403.